Các vấn đề pháp lý về Tách doanh nghiệp

1. Vấn đề thực tiễn

Kinh doanh hiện đại luôn đặt ra cho các chủ doanh nghiệp những bài toán cần lời giải đáp, những ý tưởng cần triển khai. Đơn cử như, sự phát triển của doanh nghiệp đến một trạng thái nhất định về mặt quy mô lại gây ra cho chủ doanh nghiệp những cơn đau đầu không hề nhẹ. Hay do sự thay đổi về mục tiêu đầu tư kinh doanh; nhu cầu muốn mua bán, chuyển nhượng một mô hình kinh doanh, một dự án đầu tư (nhất là dự án đầu tư có sử dụng đất); các đồng chủ sở hữu không mong muốn được tách riêng để kinh doanh độc lập; làm ăn không sinh lời … Đối với những trường hợp này thì “Tách doanh nghiệp” là một phương án vô cùng hữu ích, hiệu quả, tiết kiệm về mặt thời gian, chi phí, thuế …

Tách doanh nghiệp là gì? Một cách giải thích nôm na, dễ hiểu nhất đó là việc doanh nghiệp tách riêng một phần vốn góp, tài sản, dự án đầu tư, mô hình kinh doanh … để thành lập nên một pháp nhân mới là chủ sở hữu duy nhất, độc lập với doanh nghiệp cũ mà vẫn giữ nguyên sự tồn tại của doanh nghiệp cũ.

2. Căn cứ pháp lý: Điều 193, Luật Doanh nghiệp 2014

3. Thực tế áp dụng và các vấn đề cần lưu ý

– Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư là nơi đăng ký thực hiện thủ tục tách doanh nghiệp;

– Các loại hình doanh nghiệp được phép thực hiện thủ tục tách doanh nghiệp là: Công ty TNHH hai thành viên trở lên và Công ty cổ phần;

– Các phương pháp tách doanh nghiệp:

(1) Tách một phần phần vốn góp, cổ phần của các thành viên, cổ đông;

(2) Tách toàn bộ phần vốn góp, cổ phần của một hoặc một số thành viên, cổ đông;

(3) Kết hợp cả hai quy định trên.

– Việc tách doanh nghiệp phải được sự thông qua của Hội đồng thành viên hoặc Đại hội đồng cổ đông của công ty;

– Sau khi tách doanh nghiệp thành công thì doanh nghiệp mới (doanh nghiệp được tách) và doanh nghiệp cũ (doanh nghiệp bị tách) là hai pháp nhân có tư cách pháp lý hoàn toàn độc lập với nhau.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *