Kinh doanh dịch vụ du lịch, vận tải, tư vấn du học là loại hình kinh doanh có điều kiện, theo đó, nếu muốn mở công ty kinh doanh các lĩnh vực này, nhà đầu tư phải có chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật doanh nghiệp đối với từng loại hình kinh doanh cụ thể và đáp ứng các điều kiện nhất định đối với từng ngành nghề kinh doanh theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
I. Đăng ký Giấy phép kinh doanh
– Cá nhân, tổ chức muốn thành lập Công ty kinh doanh dịch vụ du lịch, vận tải, đại lý vé máy bay và dụ học phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh du lịch, vận tải, đại lý vé máy bay và dụ học, thực hiện theo quy định Nghị định 01/2021/NĐ-CP với từng loại hình kinh doanh cụ thể
– Cơ quan thực hiện: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư
II. Điều kiện cụ thể đối với từng ngành nghề kinh doanh
1. Kinh doanh dịch vụ du lịch
Kinh doanh du lịch: Kinh doanh dịch vụ lữ hành; Kinh doanh vận tải khách du lịch; Kinh doanh lưu trú du lịch; Kinh doanh dịch vụ khác (bao gồm các dịch vụ như dịch vụ ăn uống, dịch vụ mua sắm, dịch vụ vui chơi và giải trí, dịch vụ thể thao, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, và các dịch vụ khác phục vụ cho du khách).
1.1. Kinh doanh dịch vụ lữ hành
Để kinh doanh dịch vụ lữ hành, Doanh nghiệp phải xin cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa hoặc Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tùy thuộc vào ngành nghề Công ty đăng ký
a/ Kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa
a.1. Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa
Theo khoản 1 Điều 31 Luật Du lịch 2017 quy định điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa, gồm:
- – Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
- – Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa tại ngân hàng;
- – Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt – nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa.
Trong đó,
- – Mức ký quỹ đối với dịch vụ lữ hành nội địa: 20.000.000 triệu đồng (sửa đổi bổ sung bởi Điều 1 Nghị định 94/2021/NĐ-CP).
- – Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành được quy định: Là người giữ một trong các chức danh sau: chủ tịch hội đồng quản trị; chủ tịch hội đồng thành viên; chủ tịch công ty; chủ doanh nghiệp tư nhân; tổng giám đốc; giám đốc hoặc phó giám đốc; trưởng bộ phận kinh doanh dịch vụ lữ hành.
- – Chuyên ngành về lữ hành bao gồm một trong các chuyên ngành theo quy định tại Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 13/2019/TT-BVHTTDL
a.2. Hồ sơ (Điều 32 Luật Du lịch 2017)
- – Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định;
- – Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- – Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành;
- – Bản sao có chứng thực quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành;
- – Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành
b/ Kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế
b.1. Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế
Theo khoản 2 Điều 31 Luật Du lịch, điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế được quy định như sau:
- Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
- Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tại ngân hàng;
- Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế.
Trong đó,
– Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế theo quy định tại Điều 14 Nghị định 168/2017/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Điều 1 Nghị định 94/2021/NĐ-CP như sau:
- + Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam: 50.000.000 (năm mươi triệu) đồng;
- + Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài: 100.000.000 (một trăm triệu) đồng;
- + Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài: 100.000.000 (một trăm triệu) đồng.
Đồng thời, người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế được quy định như kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa.
b.2. Hồ sơ cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế (Điều 33 Luật Du lịch 2017)
- – Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định;
- – Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;
- – Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành;
- – Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ;
- – Bản sao có chứng thực quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành.
1.2. Kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch
Kinh doanh dịch vụ lưu trú, bao gồm: Khách sạn, Biệt thự du lịch, Căn hộ du lịch, Tàu thủy lưu trú du lịch, Nhà nghỉ du lịch, Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê, Bãi cắm trại du lịch, Các cơ sở lưu trú du lịch khác.
Điều kiện:
- – Có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;
- – Đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn về phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật; (Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú; Giấy phép PCCC theo quy định tại Phụ lục V nghị định 136/2020/NĐ-CP)
- – Đáp ứng điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ khách du lịch.
2. Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (Nghị định 10/2020/NĐ-CP, Luật Giao thông đường bộ 2008)
a/ Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
Hồ sơ:
(1) Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải bao gồm:
- – Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu quy định tại Phụ lục Icủa Nghị định 10/2020/NĐ-CP;
- – Bản sao văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải;
- – Bản sao hoặc bản chính Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông (áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi, vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ, vận tải hành khách sử dụng hợp đồng điện tử).
(2) Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh đối với hộ kinh doanh vận tải gồm:
- – Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu quy định tại Phụ lục Icủa Nghị định 10/2020/NĐ-CP;
- – Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Cơ quan có thẩm quyền: Sở GTVT
b/ Bảo đảm số lượng, chất lượng và niên hạn sử dụng của phương tiện phù hợp với hình thức kinh doanh; phương tiện kinh doanh vận tải phải gắn thiết bị giám sát hành trình của xe theo quy định của Chính phủ
c/ Bảo đảm số lượng lái xe, nhân viên phục vụ trên xe phù hợp với phương án kinh doanh và phải có hợp đồng lao động bằng văn bản; nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn nghiệp vụ kinh doanh vận tải, an toàn giao thông; không được sử dụng người lái xe đang trong thời kỳ bị cấm hành nghề theo quy định của pháp luật
d/ Người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải của doanh nghiệp, hợp tác xã phải có trình độ chuyên môn về vận tải
e/ Có nơi đỗ xe phù hợp với quy mô của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, bảo đảm yêu cầu về trật tự, an toàn, phòng, chống cháy nổ và vệ sinh môi trường.
3. Kinh doanh dịch vụ tư vấn du học
3.1. Điều kiện kinh doanh
– Chủ thể: Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp;
– Đội ngũ nhân viên trực tiếp tư vấn du học có trình độ đại học trở lên; có năng lực sử dụng ít nhất một ngoại ngữ từ bậc 4 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam và tương đương; có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3.2. Giấy phép tư vấn du học
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ tư vấn du học phải có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học
– Cơ quan cấp: Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo
– Hồ sơ:
- + Văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học; với những nội dung chủ yếu gồm: Mục tiêu, nội dung hoạt động; khả năng khai thác và phát triển dịch vụ du học ở nước ngoài; kế hoạch và các biện pháp tổ chức thực hiện; phương án giải quyết khi gặp vấn đề rủi ro đối với người được tư vấn du học;
- + Bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
- + Danh sách đội ngũ nhân viên trực tiếp tư vấn du học bao gồm các thông tin chủ yếu sau đây: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, vị trí công việc sẽ đảm nhiệm tại tổ chức dịch vụ tư vấn du học; bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu văn bằng tốt nghiệp đại học, chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học.