Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với Nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Với những lợi thế rất lớn để thu hút Đầu tư nước ngoài tại Thanh Hóa, nội dung bài biết này sẽ giới thiệu khái quát và sơ bộ các quy định của pháp luật Việt Nam về hồ sơ, trình tự, thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, hay gọi tắt là Giấy chứng nhận đầu tư, tại Việt Nam nói chung và Thanh Hóa nói riêng.

I. Khái niệm chung về Nhà đầu tư nước ngoài (NDTNN)
Theo cách gọi chung và thông thường hiện nay, NDTNN được hiểu là:
• Cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam (Khoản 14, Điều 3, Luật Đầu tư).
• Tổ chức thuộc trường hợp (Khoản 1, Điều 23, Luật Đầu tư):
(a) Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;
(b) Có tổ chức kinh tế quy định tại trường hợp (a) nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên;
(c) Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại trường hợp (a) nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên.

II. Khái niệm chung về Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
• Theo quy định tại Khoản 6, Điều 3, Luật Đầu tư 2014: “Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (GCNDT) là văn bản, bản điện tử ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư”.
• Theo cách hiểu thông thường: GCNDT là một loại giấy phép về đầu tư được các cơ quan có thẩm quyền cấp cho các cá nhân, tổ chức (thường là các NDTNN) công nhận quyền được đầu tư dự án tại Việt Nam.
III. Trường hợp phải xin GCNDT đối với NDTNN
• NDTNN có dự án đầu tư tại Việt Nam bắt buộc phải xin GCNDT
• NDTNN đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế không bắt buộc phải xin GCNDT
IV. Thẩm quyền cấp GCNDT đối với NDTNN
• Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế tiếp nhận, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
• Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án đầu tư còn lại.
V. Trình tự xin cấp GCNDT đối với NDTNN
1. Đối với trường hợp phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư từ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, UBND cấp tỉnh
Nhà đầu tư sẽ được cấp GCNDT sau khi được Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, UBND cấp tỉnh ra quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư.
2. Đối với trường hợp không phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư
Nhà đầu tư nộp hồ sơ xin cấp GCNDT, bao gồm các giấy tờ chủ yếu sau:
• Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
• Bản sao chứng minh nhân dân, hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với nhà đầu tư là pháp nhân;
• Đề xuất dự án đầu tư;
• Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
• Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư.

Liên hệ ngay với chúng tôi để chúng tôi được phục vụ Quý Khách hàng: 0914.834.838

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *