Người nước ngoài khi thay đổi nơi làm việc tại Việt Nam cần phải tuân theo những thủ tục nhất định. Nếu khách hàng không chứng minh được giấy tờ cần thiết, có thể gây cản trở tới công việc. Do vậy, để biết rõ hơn về vấn đề này, những thông tin được chúng tôi chia sẻ bên dưới sẽ giúp ích cho khách hàng
1. Người nước ngoài thay đổi nơi làm việc nghĩa là gì?
Người nước ngoài thay đổi nơi làm việc nghĩa là chuyển từ địa điểm này đến địa điểm khác theo yêu cầu của công việc, hoặc chuyển công tác sang một công ty mới.
Theo quy định của bộ Luật lao động 2019, người lao động nước ngoài không bắt buộc làm tại một nơi cố định trong suốt quá trình lưu trú tại Việt Nam. Do vậy, việc thay đổi nơi làm việc là hoàn toàn có thể, tùy theo tính chất công việc cũng như nhu cầu của người lao động.
Trường hợp người nước ngoài thay đổi nơi làm việc do chuyển công tác sang công ty mới thì ngoài việc cần hoàn thành chuyển đổi công ty bảo lãnh cho người nước ngoài, họ cũng cần cấp lại giấy phép lao động và thẻ tạm trú theo công ty mới bảo lãnh.
2. Thủ tục cần thiết khi người nước ngoài thay đổi nơi làm việc:
2.1. Chuyển đổi công ty bảo lãnh cho người nước ngoài
Hồ sơ chuyển đổi công ty bảo lãnh
– Tờ khai đề nghị cấp, sửa đổi bổ sung và thay đổi thị thực theo mẫu
– Văn bản giới thiệu về con dấu, chữ ký của người có thẩm quyền tại công ty mới theo
– Giấy giới thiệu của công ty bảo lãnh kèm theo chứng minh thư hoặc căn cước công dân còn hiệu lực
– Hồ sơ giấy tờ có chứng thực của công ty mới như: giấy phép kinh doanh, chứng nhận vốn đầu tư và một số giấy tờ pháp lý liên quan khác cần bổ sung nếu cần.
– Văn bản quyết định về việc chấm dứt hợp đồng lao động với công ty cũ
– Hộ chiếu gốc của người nước ngoài theo quy định còn giá trị hiệu lực ít nhất 6 tháng
– Bản sao chứng thực người nước ngoài có giấy phép lao động hoặc giấy miễn giấy phép lao động trước đó.
=> Mỗi bộ hồ sơ gửi đến cục quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam sẽ được giải quyết trong vòng 5 đến 7 ngày làm việc. Người lao động có thể nhận kết quả chuyển đổi được chấp thuận hoặc từ chối. Nguyên nhân không được cấp chuyển đổi có thể do thiếu giấy tờ hoặc không xác minh được hồ sơ pháp lý đầy đủ. Khi đó, người nước ngoài cần phải chuẩn bị lại hồ sơ để nộp. Nếu cứ tiếp tục bị từ chối, việc chuyển đổi công ty bảo lãnh có thể kéo dài, người nước ngoài sẽ phải xuất cảnh vì hết thời gian hợp đồng làm việc tại công ty cũ.
2.2. Cấp lại giấy phép lao động
Theo nghị định số 152/2020/NĐ-CP quy định tại khoản 3 điều 12, người nước ngoài phải làm lại giấy phép lao động dù còn hiệu lực nếu thay đổi nơi làm việc.
Hồ sơ gồm:
– Giấy xác nhận của người sử dụng lao động trước đó về việc người lao động hiện đang làm việc
– Văn bản đề nghị xin cấp lại giấy phép lao động theo mẫu (phụ lục 3)
– 2 ảnh chân dung màu kích thước 4×6, nền trắng, chụp trong vòng 6 tháng
– Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài, trừ những trường hợp không phải xác định.
– Bản sao chứng thực hộ chiếu còn hiệu lực
– Giấy phép lao động còn thời hạn có chứng thực. (Trường hợp bị mất phải có xác nhận của cơ quan công an nơi người nước ngoài cư trú hoặc cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Nếu thay đổi nội dung ghi trên GPLĐ thì phải có giấy tờ chứng minh)
Điều kiện đối với chuyên gia (K3Đ3 nghị định số 152/2020/NĐ-CP): Có bằng đại học trở lên hoặc tương đương và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc trong chuyên ngành được đào tạo phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam; Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm và có chứng chỉ hành nghề phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam;
=>Thời gian cấp giấy phép lao động sẽ được xử lý trong 3 đến 5 ngày làm việc, kết quả sẽ được trả về chấp thuận hoặc không và kèm theo lý do rõ ràng. Sau khi được cấp giấy phép lao động, người nước ngoài mới tiến hành xin cấp thẻ tạm trú. Trong thời gian xử lý 5 đến 7 ngày cũng sẽ có kết quả.
Lưu ý nếu việc cấp GPLĐ không đc thông qua, người lao động cũng không thể nộp hồ sơ xin cấp thẻ tạm trú.
Chú ý: Các giấy tờ yêu cầu phải là bản gốc hoặc bản sao có chứng thực. Một số giấy tờ nếu bằng tiếng nước ngoài thì phải hợp pháp hóa sang tiếng Việt.
=> Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động sẽ phải nộp lên Bộ lao động, Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội hoặc Ban quản lý khu công nghiệp tại địa phương nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc ít nhất 15 ngày trước khi bắt đầu. Thời gian xử lý GPLĐ thường là 05 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
Trường hợp người nước ngoài đang có giấy miễn giấy phép lao động thì khi chuyển nơi làm việc không cần phải làm giấy phép lao động theo quy định tại Nghị định số 152/2020/NĐ-CP
2.3. Cấp lại thẻ tạm trú
Các hồ sơ sau:
– Các giấy tờ chứng thực hoạt động của doanh nghiệp sử dụng người lao động nước ngoài như: giấy phép kinh doanh, các chi nhánh, văn phòng đại diện, giấy phép đầu tư…
– Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu của công ty trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
– Giấy phép lao động bản gốc
– Đơn xin cấp thẻ tạm trú theo mẫu
– Tờ khai đề nghị cấp thẻ tạm trú cho người lao động nước ngoài theo mẫu
– Hộ chiếu gốc còn hiệu lực ít nhất 6 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ, visa và giấy tạm trú đã được cấp trước đó
– Sổ tạm trú hoặc giấy đăng ký được cơ quan có thẩm quyền tại nơi cư trú cấp
– 2 ảnh chân dung kích thước 2×3 nền trắng
Thời gian trả kết quả: Thông thường, sau 05 ngày làm việc, kể từ ngày mà nộp hồ sơ hợp lệ cho Cục quản lý xuất nhập cảnh bạn sẽ nhận được thẻ tạm trú
Địa chỉ nộp hồ sơ: Phòng quản lí xuất nhập cảnh