Luật sư doanh nghiệp – Một trong những nhân tố then chốt giúp Doanh nghiệp phát triển bền vững, tự tin, an tâm. Đặc biệt trong thời đại nhiều biến động và thay đổi số đang diễn ra chóng mặt từng ngày.
Năm 2020 thực sự là một năm cột mốc, một năm rất đáng nhớ trong lịch sử của thế giới khi mà hàng loạt các sự kiện bất thường đã xảy ra làm thay đổi toàn diện, sâu sắc đến nhân loại, có thể kể đến như: Đại dịch COVID19, chiến tranh thương mại giữa các cường quốc, Vương quốc Anh rút khỏi Liên minh Châu Âu, các cuộc biểu tình lớn chống phân biệt chủng tộc xảy ra khắp nơi trên thế giới …
Việt Nam, không ngoại lệ, cũng là quốc gia bị ảnh hưởng trực tiếp từ đại dịch COVID19. Tuy nhiên, cũng như sự phân tích của rất nhiều chuyên gia, đại dịch COVID19 vừa là thách thức, vừa là cơ hội cho các doanh nghiệp khi mà sự sụp đổ của nhiều lĩnh vực kinh doanh này lại chứng kiến sự ra đời, phát triển mạnh mẽ của nhiều lĩnh vực kinh doanh khác.
Trong giai đoạn này, Việt Nam đang chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ số lượng doanh nghiệp thành lập mới trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong số đó là những lĩnh vực tương đối mới mẻ nhưng đầy tiềm năng là thương mại điện tử, kinh doanh online, công nghệ thông tin.
Tuy nhiên, có một thực tế cũng rất đáng báo động là số lượng doanh nghiệp tạm ngưng kinh doanh và giải thể cũng tăng đột biến.
Theo phân tích, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này chính là việc doanh nghiệp chưa đầu tư nhiều cho mảng pháp lý của chính doanh nghiệp mình, dẫn đến việc thực hiện chưa đúng các thủ tục, quy định, chính sách pháp luật trong kinh doanh dẫn đến thất thoát về vốn, lãng phí thời gian, cơ hội đầu tư và thậm chí đưa doanh nghiệp đến bờ vực của phá sản, giải thể.

-
Thực trạng Doanh nghiệp Việt Nam và các vấn đề pháp lý
Theo Tổng Cục Thống kê, trong 9 tháng đầu năm 2020:
+ Tổng số doanh nghiệp thành lập mới và hoạt động trở lại đạt 133,6 nghìn, tăng 2,9% so cùng kỳ năm trước;
+ Tổng số doanh nghiệp tạm ngưng kinh doanh đạt 38,6 nghìn, tăng 81,8% so cùng kỳ năm trước;
+ Có 27,6 nghìn doanh nghiệp còn chờ làm thủ tục giải thể, giảm 2,4%;
+ Có 12,1 nghìn doanh nghiệp hoàn tất mọi thủ tục giải thể, tăng 0,1%.
Quả là những con số đáng ngạc nhiên và cũng đầy lo ngại!
Cũng theo một thống kê không chính thức, ở các nước phát triển, điển hình ở Mỹ, gần như 100% doanh nghiệp có luật sư riêng hoặc thuê một văn phòng luật sư tư vấn pháp lý. Trong khí đó, con số này ở Việt Nam là chưa đến 1%, mà thay vào đó, phần lớn các doanh nghiệp hiện nay đều thành lập phòng, ban hoặc tuyển dụng nhân viên chuyên trách, kiêm nhiệm để thực hiện công tác hành chính – pháp lý (pháp chế) cho riêng doanh nghiệp của họ.
Kết quả, doanh nghiệp Việt Nam thường gặp những rủi ro liên quan đến các vấn đề sau:
(i) Tốn kém thời gian, công sức, nhân sự khi thực hiện các trình tự, thủ tục pháp lý tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, như:
+ Xin cấp các loại giấy phép hoạt động của doanh nghiệp; hợp tác đầu tư; đăng ký sở hữu trí tuệ …
+ Hạch toán và kê khai nộp các khoản thuế, phí, lệ phí, bảo hiểm, tiền lương.
(ii) Không có phương án tối ưu để giải quyết các vấn đề tranh chấp bên trong nội bộ doanh nghiệp, như:
+ Tranh chấp về thẩm quyền trong doanh nghiệp, xác định tư cách pháp lý của cổ đông, thành viên trong doanh nghiệp;
+ Tranh chấp về việc góp vốn trong doanh nghiệp: Góp vốn không đúng thời hạn; Góp vốn thiếu; Không góp vốn.
+ Tranh chấp trong việc xác định phương thức góp vốn, định giá tài sản góp vốn và tỷ lệ góp vốn, chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn.
+ Tranh chấp trong việc xác định giá trị pháp lý của các nghị quyết, quyết định và các văn bản pháp lý khác của doanh nghiệp.
(iii) Không có các phương án để cảnh báo, phòng ngừa, giảm thiểu, giải quyết các rủi ro trong các giao dịch với đối tác, khách hàng, nhà cung cấp.
Điều này hầu hết các chủ Doanh đều trong tình trạng “hiểu cả nhưng cũng đành để đó”… do không biết hoặc “ngại” tìm đến các luật sư doanh nghiệp chuyên biệt
-
Cách mà các Doanh nghiệp Việt Nam đang giải quyết các vấn đề pháp lý của mình?
(i) Tự giải quyết thông qua đội ngũ nhân sự pháp lý, kiêm nhiệm của mình:
Nhìn chung, đối với các sự vụ đơn giản, vai trò của đội ngũ nhân sự pháp lý, hành chính tỏ ra khá hữu dụng, tiện lợi, ít tốn kém. Tuy nhiên, nếu đặt lên vai đội ngũ nhân sự này trọng trách là đảm bảo sự an toàn pháp lý cho mọi hoạt động của doanh nghiệp là một điều không thể, đơn giản họ không thể làm những công việc của một Luật sư!
(ii) Nhờ người quen biết có “năng lực”, có “quan hệ”:
Đôi lúc nếu “gặp may” thì gặp được đúng người có chuyên môn, hiểu biết nhất định thì có thể giải quyết được vấn đề. Nhưng nếu gặp phải “ca khó” thì thực tế diễn ra sẽ là những quan hệ nối tiếp nhau cuối cùng cũng dẫn đến điểm cuối cùng là văn phòng luật sự có chuyên môn cao về lĩnh vực đó.
Còn nếu không “gặp may”, sự việc sẽ phát sinh rắc rối phức tạp hơn, khó khắc phục hậu quả hơn.
(iii) Thuê công ty luật, Luật sư doanh nghiệp chuyên nghiệp tư vấn
Về mặt chuyên môn, đây là sự lựa chọn hợp lý nhất, an toàn và chính xác nhất. Tuy nhiên, vì các lý do khác nhau, nhiều Doanh nghiệp không chủ động tìm đến Luật sư để được tư vấn từ đầu, để đạt được sự thống nhất và trọn vẹn nhất trong pháp lý.
Thay vào đó, hầu hết sẽ là tình trạng “nước đến chân mới nhảy”, “có bệnh mới vái tứ phương”, mà khi đã đến mức này thì vấn đề nhỏ có khi cũng thành khó khăn hơn nhiều.
-
Tại sao mỗi Doanh nghiệp lại cần có công ty luật, Luật sư riêng?
(i) Thứ nhất, về kinh nghiệm và chuyên môn:
Nhân viên hành chính, pháp lý, nhân viên kiêm nhiệm thường bị giới hạn kinh nghiệm trong tư vấn, xử lý các vụ việc pháp lý phát sinh vì họ chỉ quen thực hiện các công việc thông thường, quen thuộc, lặp đi lặp lại. Vì vậy, khi gặp vấn đề mới hay phức tạp thì sẽ khó tránh khỏi sự lúng túng và gần như không thể đưa ra một giải pháp tối ưu, phù hợp pháp luật, phù hợp thực tế.
Trong khi đó, với một Luật sư chuyên nghiệp, việc thường xuyên tiếp xúc, giải quyết những vụ việc, vụ án, thuộc nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau sẽ tạo ra cho Luật sư rất nhiều kinh nghiệm, chuyên môn tổng hợp và đặc biệt là khả năng phản xạ, ứng biến rất nhanh khi gặp phải một sự vụ pháp lý bất kỳ.
(ii) Thứ hai, nhân viên hành chính, pháp lý, kiêm nhiệm thường bị giới hạn trong cách giải quyết sự vụ do chính đặc thù khi làm việc trong môi trường doanh nghiệp thông thường
Nghề luật là một nghề đòi hỏi cao tính độc lập trong suy nghĩ và hành động. Yêu cầu cơ bản này đã trở thành một Quy tắc đạo đức nghề nghiệp và quy định rõ trong Luật luật sư. Tuy nhiên, mối quan hệ trong doanh nghiệp là mối quan hệ cấp trên – cấp dưới; mệnh lệnh – phục tùng. Trách nhiệm cấp dưới lại là chấp hành và triển khai thực hiện theo kế hoạch và mệnh lệnh.
Thực tế trong công tác quản lý, điều hành doanh nghiệp hay trong các thương vụ về hợp tác, kinh doanh, đầu tư …, ít nhân viên nào có đủ tự tin, khả năng quyết định để đưa ra một quan điểm pháp lý trái ngược với chủ trương của lãnh đạo, sếp của mình nếu chưa chắc chắn sẽ được lắng nghe hay nghĩ rằng có thể làm cấp trên phật ý.
Hạn chế này rất phổ biến và vô hình đã giảm đi tầm nhìn, khả năng tư duy độc lập đội ngũ nhân sự này. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm phát sinh tranh chấp, thiệt hại, rủi ro không đáng cho các Doanh nghiệp.
Trái lại, trong quá trình thực hiện tư vấn, Luật sư làm việc với tư cách là một đối tác của doanh nghiệp. Trách nhiệm của Luật sư là đưa ra những lời khuyên pháp lý phù hợp nhất để doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện, lường trước những thiệt hại, rủi ro; sớm có biện pháp phòng tránh và giải pháp xử lý hiệu quả.
(iii) Thứ ba, sự tôn trọng từ đối tác – cơ quan chức năng:
Với vai trò không thể phủ nhận và tính chất riêng biệt, độc lập, chuyên nghiệp trong hoạt động của mình, các Luật sư tư vấn cho Doanh nghiệp thường nhận được sự tôn trọng và hợp tác cao hơn hẳn so với nhân viên hành chính, pháp lý, kiêm nhiệm. Do đó, hiệu quả công việc cũng sẽ cao hơn, giảm thời gian, giảm chi phí cho Doanh nghiệp.
(iv) Thứ tư, không bị ràng buộc quan trong hệ lao động:
Do chỉ là đối tác, hợp tác với nhau nên Luật sư và Doanh nghiệp hoàn toàn có thể chủ động thỏa thuận với nhau trong hợp đồng dịch vụ pháp lý về thời gian, tiến độ, mức độ dịch vụ hay chấm dứt mối quan hệ với nhau mà không bị bất kỳ ràng buộc nào.
(v) Thứ năm, Doanh nghiệp sử dụng dịch vụ luật sư chuyên nghiệp, chuyên môn cao tương đương với chi phí thấp, hiệu quả cao:
Khi sử dụng dịch vụ Luật sư tư vấn pháp luật thường xuyên, chỉ với một khoản phí hàng tháng có thể chỉ là ½ mức lương của một nhân viên thông thường nhưng Doanh nghiệp đã có thể đảm bảo sự an toàn pháp lý cho mình.
Là một Luật sư đã từng có thời gian nhiều năm làm tư vấn luật cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước, hỗ trợ start-up trẻ, hơn ai hết, tôi – Luật sư Nguyễn Đức Tài rất thẩu hiểu những vấn đề, vướng mắc của doanh nghiệp.
Do vậy sự chia sẻ, tư vấn của tôi không chỉ phù hợp pháp luật mà còn tập trung, bám sát thực tế hoạt động quản lý, sản xuất, kinh doanh của Doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tôi và đội ngũ tư vấn luật của Viny luôn sẵn sàng trao đổi, chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động doanh nghiệp khi quý doanh nghiệp có nhu cầu.

-
Tại sao chọn dịch vụ Luật sự Doanh nghiệp tại công ty Luật Viny?
(i) Cách dịch vụ Luật sư thông thường của Viny:
– Hướng dẫn Doanh nghiệp thực hiện các thủ tục hành chính;
– Tư vấn pháp luật về dân sự, hành chính, lao động, kinh doanh, thương mại…;
– Tư vấn xây dựng các loại hợp đồng, văn bản, giấy tờ
– Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
– Giải quyết các tranh chấp trong – ngoài doanh nghiệp;
– Bộ giải pháp xử lý nợ khó đòi;
– Tư vấn, xử lý quá trình thành lập, sáp nhập, mua bán, phá sản, giải thể Doanh nghiệp;
– Cung cấp các mẫu, hỗ trợ văn bản pháp luật theo nhu cầu;
– Tư vấn, triển khai, ban hành, soạn thảo văn bản nội quy, quy chế và quản lý nội bộ doanh nghiệp;
– Tư vấn phương hướng xây dựng cơ cấu tổ chức; chức năng nhiệm vụ cho các phòng ban; mô tả công việc, nhân sự;
– Tư vấn xây dựng các hệ thống đánh giá nhân viên; quy trình quy chuẩn việc luân chuyển, kỷ luật, bổ nhiệm…;
– Tư vấn xây cơ chế lương, thưởng và chế độ cho người lao động; chính sách an toàn lao động
Với phương châm “Gửi trọn niềm tin – Trao đầy nhiệt huyết”, Viny tự hào là hãng luật uy tín được các Khách hàng là cá nhân, doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lựa chọn, sử dụng trong thời gian qua.
Bằng tất cả trách nhiệm, lương tâm nghề nghiệp, Viny luôn không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, nỗ lực mang đến khách hàng những dịch vụ có chất lượng tốt nhất và sẽ luôn là đơn vị đáng tin cậy để Khách hàng tin tưởng và lựa chọn để bảo vệ quyền và lợi ích của mình!

Bằng sự thấu hiểu và kinh nghiệm làm việc với hàng trăm đơn vị doanh nghiệp, giải quyết triệt để nhiều vấn đề từ đơn giản đến hóc búa, chúng tôi mang đến bộ giải pháp trọn vẹn, tối ưu chi phí nhất cho doanh nghiệp:
Gói tư vấn | Mức độ | Thời gian tư vấn |
1. Tư vấn Doanh nghiệp thường xuyên hàng tháng các vấn đề thông thường của Doanh nghiệp | Mức độ 1: Doanh nghiệp có dưới 10 yêu cầu tư vấn thông thường/01 tháng | Luật sư có trách nhiệm làm việc trực tiếp tối đa 02 buổi tại địa điểm theo yêu cầu Doanh nghiệp |
Mức độ 2: Doanh nghiệp có dưới 20 yêu cầu tư vấn thông thường/01 tháng | Luật sư có trách nhiệm làm việc trực tiếp tối đa 04 buổi tại địa điểm theo yêu cầu Doanh nghiệp | |
Mức độ 3: Doanh nghiệp có dưới 50 yêu cầu tư vấn thông thường/01 tháng | Luật sư có trách nhiệm làm việc trực tiếp tối đa 10 buổi tại địa điểm theo yêu cầu Doanh nghiệp | |
2. Tư vấn Doanh nghiệp theo vụ việc | Tùy từng vụ việc cụ thể, Luật sư sẽ gửi báo giá dịch vụ cho Doanh nghiệp |
Đến đây, tin chắc quý Doanh nghiệp đã có thêm những kiến thức hữu dụng để chọn cho mình 1 đơn vị tư vấn pháp luật đắc lực cho công ty, góp phần bảo vệ và tạo nền tảng vững chắc cho quá trình xây dựng và phát triển bên vững cho doanh nghiệp của bạn.
Để Viny có cơ hội tư vấn và phục vụ, vui lòng liên hệ:
Website: https://viny.vn/
Hotline: 0914 834 838
Email: ls.nguyenductai@gmail.com
Địa chỉ: Lô 304, Đường Lạc Long Quân, Phường Đông Vệ, Thành phố Thanh Hóa, Tỉnh Thanh Hóa