Công ty trách nhiệm hữu hạn của nhà đầu tư nước ngoài được thành lập theo quy định Luật Doanh nghiệp 2020, Luật Đầu tư 2020, Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia và các văn bản quy định pháp luật liên quan như Nghị định 31/2021NĐ-CP hướng dẫn Luật Đầu tư, Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về đăng ký doanh nghiệp. Bài viết sau đây sẽ cung cấp thêm thông tin về điều kiện và thủ tục để nhà đầu tư nước ngoài thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên tại Việt Nam
1. Một số khái niệm
- – Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam
- – Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài là điều kiện nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng để đầu tư trong các ngành, nghề thuộc Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại khoản 2 Điều 9 của Luật Đầu tư 2020.
- – Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện tử ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư.
- – Chấp thuận chủ trương đầu tư là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về mục tiêu, địa điểm, quy mô, tiến độ, thời hạn thực hiện dự án; nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư và các cơ chế, chính sách đặc biệt (nếu có) để thực hiện dự án đầu tư
- – Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
2. Điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài thành lập Công ty TNHH 1 thành viên
Theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật Đầu tư 2020:
“Điều 22. Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế
1.Nhà đầu tư thành lập tổ chức kinh tế theo quy định sau đây:
a) Nhà đầu tư trong nước thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế;
b) Nhà đầu tư nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 9 của Luật này;
c) Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
2. Kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương, tổ chức kinh tế do nhà đầu tư nước ngoài thành lập là nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.”
“Điều 9. Ngành, nghề và điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài
1. Nhà đầu tư nước ngoài được áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường như quy định đối với nhà đầu tư trong nước, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Căn cứ luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Chính phủ công bố Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm:
a) Ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường;
b) Ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện.
3. Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài bao gồm:
a) Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế;
b) Hình thức đầu tư;
c) Phạm vi hoạt động đầu tư;
d) Năng lực của nhà đầu tư; đối tác tham gia thực hiện hoạt động đầu tư;
đ) Điều kiện khác theo quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”
Như vậy, nhà đầu tư nước ngoài muốn thành lập Công ty TNHH 1 thành viên tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện sau:
- – Điều kiện tiếp cận thị trường theo quy định tại Điều 9 của Luật Đầu tư 2020;
- – Phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa;
- – Thành lập Công ty TNHH 1 thành viên theo quy định của pháp luật Doanh nghiệp.
3. Trình tự, thủ tục Nhà đầu tư nước ngoài thành lập Công ty TNHH 1 thành viên
3.1. Đăng ký đầu tư
Nhà đầu tư nước ngoài muốn thành lập công ty TNHH một thành viên tại Việt Nam trước hết phải được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
a. Trường hợp dự án đầu tư không phải xin quyết định chủ trương
Nhà đầu tư nộp hồ sơ đề nghị đăng ký đầu tư tới cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư.Hồ sơ bao gồm các tài liệu cơ bản sau
- – Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư (Theo mẫu);
- – Bản sao một trong các giấy tờ sau:
- – Chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân;
- – Bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
- – Đề xuất nhu cầu sử dụng đất hoặc bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
- – Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án đầu tư đối với dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển;
- – Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư;
- – Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh;
- – Văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư.
Cơ quan đăng ký đầu tư tiếp nhận và xem xét hồ sơ. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký đầu tư tiến hành cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
b. Trường hợp dự án đầu tư phải xin quyết định chủ trương của cơ quan có thẩm quyền
Nhà đầu tư nộp hồ sơ xin quyết định chủ trương tại Cơ quan có thẩm quyền quyết định chủ trương, bao gồm:
- – Quốc hội có thẩm quyền quyết định chủ trương đối với các dự án đầu tư thuộc trường hợp quy định tại Điều 30 Luật Đầu tư.
- – Chính phủ có thẩm quyền quyết định chủ trương đối với các dự án đầu tư thuộc trường hợp được quy định tại Điều 31 Luật đâu tư;
- – Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền quyết định chủ trương đối với các dự án đầu tư thuộc trường hợp quy định tại Điều 32 Luật Đầu tư.
Thời hạn giải quyết hồ sơ khác nhau tùy vào từng cơ quan và dự án đầu tư.
Sau khi nhận, thẩm định dự án đầu tư, Cơ quan có thẩm quyền cấp quyết định chủ trương cho nhà đầu tư.
Lưu ý: Nhà đầu tư sau khi nhận được quyết định chủ trương không cần làm thủ tục đăng ký đầu tư.
3.2. Đăng ký doanh nghiệp
Nhà đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tới Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở, hồ sơ gồm:
STT |
Thành phần hồ sơ | Số lượng |
Ghi chú |
||
Bản chính |
Bản chứng thực |
Bản photo |
|||
1 |
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp |
01 |
Phụ lục I-2 Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT
|
||
2 |
Điều lệ công ty |
01 |
|||
3 |
Danh sách người đại diện theo pháp luật/ủy quyền đối với chủ sở hữu là tổ chức |
01 |
Phụ lục I-10 Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT |
||
4 |
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư |
01 |
|||
5 |
Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức (Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác) |
01 |
Chủ sở hữu công ty là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự |
||
6 | Văn bản cử người đại diện theo ủy quyền |
01 |
|||
7 |
Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu (tổ chức) |
01 |
|||
8 | Giấy ủy quyền người nộp hồ sơ |
01 |
Bản sao CCCD/CMND người được ủy quyền |