Phê duyệt đề án sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập vào mục đích liên doanh, liên kết

Sử dụng tài sản công để liên doanh, liên kết là hoạt động giúp cho đơn vị sự nghiệp công lập có điều kiện nâng cao năng lực cả về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị và chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên, đồng thời thu hút đông đảo người dân có nhu cầu sử dụng dịch vụ, tăng nguồn thu để tái đầu tư phát triển, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của cán bộ, nhân viên. Để thực hiện hoạt động liên doanh, liên kết, đơn vị sự nghiệp công lập phải lập đề án, báo cáo cơ quan cấp trên xem xét, xin phê duyệt. Vậy hồ sơ để xin phê duyệt đề án sử dụng tài sản công vào mục đích liên doanh, liên kết gồm những gì? Quy trình xin phê duyệt đề án được thực hiện ra sao?

1. Khái quát về sử dụng tài sản công để liên doanh, liên kết của đơn vị sự nghiệp công lập

1.1. Căn cứ pháp lý

  • – Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017;
  • – Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công

1.2. Khái niệm liên quan

Tài sản công (Khoản 1, Điều 3, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017) là tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, bao gồm: tài sản công phục vụ hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm quốc phòng, an ninh tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng; tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân; tài sản công tại doanh nghiệp; tiền thuộc ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, dự trữ ngoại hối nhà nước; đất đai và các loại tài nguyên khác.

Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước.

Hoạt động liên doanh, liên kết là một trong các hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập để huy động nguồn lực của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nhằm tăng cường khả năng cung ứng cũng như đa dạng hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ

1.3. Sử dụng tài sản công để liên doanh, liên kết

  • a. Các trường hợp sử dụng tài sản công để liên doanh, liên kết
  • – Tài sản được giao, được đầu tư xây dựng, mua sắm để thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao nhưng chưa sử dụng hết công suất;
  • – Tài sản được đầu tư xây dựng, mua sắm theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt để phục vụ hoạt động liên doanh, liên kết mà không do ngân sách nhà nước đầu tư;
  • – Việc sử dụng tài sản để liên doanh, liên kết đem lại hiệu quả cao hơn trong việc cung cấp dịch vụ công theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
  • b. Các hình thức sử dụng tài sản công để liên doanh, liên kết
  1. Thứ nhất, hình thức liên doanh, liên kết không thành lập pháp nhân mới, các bên sử dụng tài sản của mình để thực hiện liên doanh, liên kết và tự quản lý, sử dụng tài sản của mình, tự bảo đảm các chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động và được chia kết quả từ hoạt động liên doanh, liên kết theo hợp đồng.
  2. Thứ hai, hình thức liên doanh, liên kết không thành lập pháp nhân mới, các bên tham gia liên doanh, liên kết cùng góp tài sản hoặc góp vốn để đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản sử dụng cho mục đích liên doanh, liên kết; các tài sản này được các bên tham gia liên doanh, liên kết cùng kiểm soát việc quản lý, sử dụng.
  3. Thứ ba, hình thức liên doanh, liên kết hình thành pháp nhân mới, các bên tham gia liên doanh, liên kết cùng góp tài sản hoặc góp vốn để đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản sử dụng cho mục đích liên doanh, liên kết; pháp nhân mới có trách nhiệm quản lý, sử dụng tài sản theo quy định của pháp luật và hợp đồng liên doanh, liên kết.

Để triển khai hoạt động liên doanh, liên kết, đơn vị sự nghiệp công lập cần phải xây dựng đề án, báo cáo cơ quan cấp trên (nếu có) xem xét, lấy ý kiến thẩm định của đơn vị được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan Trung ương giao làm đầu mối thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về tài sản công (đối với đơn vị SNCL thuộc Trung ương quản lý), hoặc thẩm định của Sở Tài chính (đối với đơn vị SNCL thuộc địa phương quản lý). Thành phần hồ sơ và quy trình phê duyệt đề án được thể hiện ở mục (II), (III) của bài viết này.

2. Thành phần hồ sơ


STT

Thành phần hồ sơ Số lượng Ghi chú
Bản chính Bản chứng thực

Bản photo

1

Văn bản đề nghị thẩm định, phê duyệt đề án của đơn vị sự nghiệp công lập

01

2

Đề án sử dụng tài sản công để liên doanh, liên kết

01

Mẫu 02/TSC-ĐA

3

Văn bản thẩm định của cơ các cơ quan có liên quan

01

4

Báo cáo quá trình tiếp thu ý kiến thẩm định

01

5

Văn bản của cơ quan, người có thẩm quyền quy định, chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của đơn vị

01

3. Quy trình xin phê duyệt đề án sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập vào mục đích liên doanh, liên kết

STT

Nội dung Thời gian

Ghi chú

1

Bước 1: Đơn vị sự nghiệp công lập đề án sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập vào mục đích kinh liên doanh, liên kết, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) xem xét, gửi lấy ý kiến thẩm định của cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công.

Không quá 30 ngày

2

Bước 2: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề án sử dụng tài sản công vào mục đích liên doanh, liên kết, Sở Tài chính xem xét, có ý kiến về đề án sử dụng tài sản công vào mục đích liên doanh, liên kết của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc địa phương quản lý, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để lấy ý kiến Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp.

Không quá 30 ngày

3

Bước 3: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm cho ý kiến về: tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ; sự cần thiết; sự phù hợp của đề án với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật có liên quan; các nội dung trong đề án cần phải chỉnh lý, hoàn thiện.

 

Không quá 30 ngày

4

Bước 4: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp chỉ đạo đơn vị có đề án nghiên cứu, tiếp thu ý kiến để chỉnh lý, hoàn thiện đề án, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến bằng văn bản của Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

Không quá 30 ngày

5

Bước 5: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề án hoàn thiện của đơn vị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phê duyệt đề án theo thẩm quyền hoặc có văn bản hồi đáp đơn vị trong trường hợp không thống nhất với đề án

Không quá 30 ngày

4. Những lưu ý khi chuẩn bị đề án

Đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu sử dụng tài sản công vào mục đích liên doanh, liên kết phải lập đề án sử dụng tài sản công vào mục đích liên doanh, liên kết theo mẫu số 02/TSC-ĐA ban hành kèm theo Nghị định 151/2017/NĐ-CP.

Khi lập đề án cần cung cấp đầy đủ các thông tin sau:

  • – Thực trạng quản lý, sử dụng tài sản công tại đơn vị;
  • – Tài sản đang sử dụng vào mục đích liên doanh, liên kết;
  • – Kết quả của việc sử dụng tài sản vào mục đích liên doanh, liên kết trong 03 năm liền kề trước năm xây dựng đề án;
  • – Phương án sử dụng tài sản công tại đơn vị chi tiết theo đích liên doanh, liên kết;
  • – Đánh giá sơ bộ hiệu quả của phương án.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *