Quy định pháp luật Dân sự về Thời hiệu khởi kiện

Theo quy định tại Khoản 3, Điều 150 của Bộ luật Dân sự 2015: Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện.

Vậy, Thời hiệu khởi kiện cụ thể được xác định theo các phương pháp như thế nào?

1. Thời hiệu khởi kiện trong lĩnh vực dân sự chung

– Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng: 03 năm – tính từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại.

– Thời hiệu khởi kiện về yêu cầu chi di sản thừa kế: 30 năm đối với bất động sản/10 năm đối với động sản/10 năm đối với trường hợp xác định quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác/03 năm đối với trường hợp yêu người được thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết tính – từ thời điểm mở thừa kế.

– Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại: 03 năm – tính từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại.

2. Thời hiệu khởi kiện trong kinh doanh thương mại

Thời hiệu khởi kiện: 02 năm – tính từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, trừ trường hợp quy định tại Điểm e, Khoản 1, Điều 237, Luật Thương mại 2005.

3. Thời hiệu khởi kiện trong các vụ việc hành chính
– 01 năm: Tính từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định xử phạt hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc;

– 30 ngày: Tính từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh;

– Từ ngày nhận được thông báo kết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan lập danh sách cử tri hoặc kết thúc thời hạn giải quyết khiếu nại mà không nhận được thông báo kết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan lập danh sách cử tri đến trước ngày bầu cử 05 ngày.

– Trường hợp đương sự khiếu nại theo đúng quy định của pháp luật đến cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thì thời hiệu khởi kiện được quy định như sau:

+ 01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quyết định giải quyết khiếu nại lần hai;

+ 01 năm kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật mà cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền không giải quyết và không có văn bản trả lời cho người khiếu nại.

4. Các trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện

– Yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân không gắn với tài sản.

– Yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu.

– Tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai.

– Trường hợp khác do luật quy định.

5. Trường hợp bất khả kháng

Trường hợp vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác làm cho người khởi kiện không khởi kiện được trong thời hạn quy định thì thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác không tính vào thời hiệu khởi kiện.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *