Trước khi thành lập doanh nghiệp, công ty cần lưu ý những gì?

Trải qua khoảng 30 năm Việt Nam thực hiện việc mở cửa nền kinh tế, tư duy của những người đứng đầu Chính phủ và của những người làm luật thực sự thay đổi rõ rệt khi mà các nhà đầu tư, các doanh nghiệp luôn nhận được sự ưu ái nhất – điều này không có gì là khó hiểu khi đây là tầng lớp đóng góp nhiều nhất cho sự phát triển của xã hội. Minh chứng là, trong hệ thống pháp luật Việt Nam thì hệ thống pháp luật về doanh nghiệp là hệ thống pháp luật chặt chẽ nhất, đầy đủ nhất và chi tiết nhất.

Pháp luật về doanh nghiệp đang có xu hướng sẽ dần loại bỏ các mô hình hoạt động mà không còn phù hợp như mô hình hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp tư nhân hoặc hợp tác xã. Xét về mặt thực tế thì đây là những mô hình mang tính nhỏ lẻ, không chặt chẽ, ít ưu đãi hơn so với các mô hình công ty nên về lâu dài sẽ gây khó khăn cho các nhà đầu tư khi mà hoạt động kinh doanh ngày càng phát triển.

Nội dung của loạt bài viết này sẽ nêu ra các vấn đề pháp lý phổ biến nhất cần phải lưu ý mà những nhà đầu tư ở giai đoạn khởi nghiệp (start-up) thường gặp phải khi quyết định thành lập doanh nghiệp, công ty để đầu tư kinh doanh, cụ thể bao gồm:

– Tùy nhu cầu thực tế mà nên lựa chọn 1 trong các loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất để thành lập là: Công ty TNHH (một thành viên, hai thành viên) và Công ty cổ phần;

– Kiểm tra tên doanh nghiệp xem có bị trùng, có đúng quy cách hay không;

– Thông tin về địa chỉ trụ sở phải chi tiết và chính xác đến số nhà/thôn/xóm;

– Ngành nghề kinh doanh thuộc lĩnh vực gì? có phải là ngành nghề kinh doanh có điều kiện hay không;

– Thành viên góp vốn, cổ đông là những ai và tỷ lệ vốn góp, cổ phần cụ thể trong doanh nghiệp là bao nhiêu;

– Vốn điều lệ của doanh nghiệp;

– Nếu ủy quyền cho người khác đi làm thủ tục thì phải có ủy quyền có xác nhận của phường/xã hoặc có công chứng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *