Nhập khẩu và kinh doanh gỗ từ nước ngoài

Gỗ là một vật liệu phổ biến trong xây dựng hay là vật liệu chính để làm nên những đồ nội thất trong nhà. Thị trường tiêu thụ gỗ tại Việt Nam ngày càng tăng cao, từ những loại gỗ phổ biến, giá thành phải chăng được nhập từ Trung Quốc hay sản xuất tại Việt Nam, thì hiện giờ thú chơi gỗ nhập rất được ưa chuộng, những dòng gỗ này thuộc phân khúc cao cấp hơn được nhập khẩu từ Nga, Đức, Thổ Nhỹ Kỳ, Châu Phi và nhiều quốc gia Châu Âu khác. Chính từ nguồn cầu lớn như vậy đã tạo ra sự hấp dẫn cho những người khởi nghiệp kinh doanh gỗ và gỗ nhập. Tuy nhiên, việc nhập khẩu gỗ không hề đơn giản thủ tục, gỗ nhập được luật pháp Việt Nam kiểm soát rất chặt chẽ. Vậy để kinh doanh hiệu quả thì doanh nghiệp cần chuẩn bị những gì? Dưới đây là giải đáp của chúng tôi về vấn đề này.

1. Về tổng quan thị trường gỗ tại Việt Nam

Vật liệu gỗ chưa bao giờ lỗi mốt đặc biệt là trong thi công những công trình kiến trúc bởi sự bền vững, vẻ đẹp tinh tế. Mặc dù bây giờ trên thị trường đã có rất nhiều chất liệu mới được ra đời nhưng nội thất gỗ vẫn luôn khẳng định được vị trí nhất định đặc biệt của mình mà không thể phủ nhận được. Với bối cảnh dịch Covid-19, nhiều ngành tiêu dùng bị tác động nhưng ngành đồ nội thật gỗ vẫn tăng trưởng mạnh mẽ, nhu cầu cải tạo không gian sinh hoạt tăng kéo theo nhu cầu về đồ nội thất và các sản phẩm gỗ tăng mạnh. Điều này cho thấy gỗ là vật liệu ưu tiên trong thiết kế. Hiện nay, trên thị trương có rất nhiều loại gỗ nhập khẩu phổ biến như: gỗ thông, gỗ lim, gỗ óc chó, gỗ sồi trắng, gỗ sồi đỏ, gỗ dẻ gai, … . Theo thống kế từ Tổng cục Hải quan, nhập khẩu gỗ nguyên liệu tăng mạnh, tính chung năm 2021, nhập khẩu gỗ nguyên liệu đạt hơn 2,5 triệu m3, trị giá gần 800 triệu USD, tăng 35% về lượng và tăng 36,3% về trị giá so với cùng kỳ 2020.

2. Giấy phép FLEGT đối với nhập khẩu gỗ ở Việt Nam

Theo như Nghị định số 102 NĐ102/2020/NĐ-CP của Chính phủ Việt Nam về Quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam, thì gỗ nhập khẩu phải đảm bảo tính hợp pháp. Khi nhập khẩu gỗ từ một quốc gia nào thì lô hàng gỗ đấy phải có giấy phép FLEGT của bên xuât sang. Ngay cả Việt Nam khi xuất khẩu gỗ snag thị trường EU thì cũng cần phải có giấy phép FLEGT. Vậy thì giấy phép FLEGT là gì? Căn cứ Khoản 2 Điều 3 Nghị định này thì:

“Giấy phép FLEGT là văn bản do Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam cấp để xuất khẩu; tạm nhập, tái xuất lô hàng gỗ (trừ lô hàng sản xuất từ gỗ sau xử lý tịch thu) sang Liên minh châu Âu (sau đây viết tắt là EU) theo các quy định tại Nghị định này, Hiệp định Đối tác tự nguyện giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh châu Âu về thực thi Luật Lâm nghiệp, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (sau đây viết tắt là VPA/FLEGT) và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan”.

Theo như Công văn số 7452 của Bộ Tài chính tổng hợp những vướng mắc về Nghị định 102 của Chính phủ thì giấy phép này chỉ áp dụng đối với gỗ nhập khẩu từ các quốc gia đã ký kết Hiệp định gỗ hợp pháp với EU và đang vận hành hệ thống cấp phép FLEGT. Trường hợp không có giấy phép FLEGT hoặc gỗ từ các nước chưa ký kết hiệp định thì chủ gỗ nhập khẩu phải kê khai nguồn gốc theo mẫu ban hành kèm theo Nghị định 102. Giấy phép FLEGT được thể hiện dưới dạng song ngữ (Anh-Viêt) và có hiệu lực tối đa 06 tháng kể từ ngày cấp giấy phép.

3. Những lưu ý khi nhập gỗ từ nước ngoài vào Việt Nam

– Cần xem loại gỗ nhập vê có nằm một trong những loại gỗ rủi ro nhập khẩu vào Việt Nam theo quy định tại điểm d, khoản 1, điều 6 NĐ 102/2020/NĐ-CP.

– Gỗ nằm trong nhóm của Danh sách do CITES công bố hay không. Có những loại gỗ nhập khẩu cần xin ý kiến của CITES và chỉ được phép nhập khẩu khi CITES cho phép.

– Sau một thời gian thì nay Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn dã ban hành Công văn số 4832 công bố Danh mục các loại gỗ đã nhập khẩu vào Việt Nam và Danh sách vùng địa lý tích cực xuất khẩu gỗ vào Việt Nam.

4. Về thủ tục thông quan, bộ hồ sơ nhập khẩu.

Công văn số 7131 của Bộ tài chính về thực hiện NĐ 102/2020/NĐ-CP thống nhất Bảng kê gỗ nhập khẩu do chủ gỗ lập theo Mẫu 01 hoặc Mẫu 02 phụ lục I NĐ102/2020/NĐ-CP.

– Nếu bản kể chi tiết (log list, hoặc packing list) do bên xuất khẩu lập đã đầy đủ thông tin phù hợp với các bảng kê gỗ nhập khẩu do chủ gỗ lập theo Mẫu 01 và 02 Phụ lục I rồi thì người khai Hải quan ghi “Theo bản kê chi tiết đính kèm” -> Nộp cho Hải quan khi làm thủ tục nhập khẩu.

– Việc xác lập của cơ quan Hải quan trên bảng kê gỗ nhập khẩu dược thực hiện bởi công chức hải quan tiếp nhận, kiểm tra chi tiết hồ sơ (đối với hồ sơ luồng vàng) và kiểm tra hàng hóa (đối với hồ sơ luồng đỏ).

Sau khi gỗ về đến cảng thì chủ gỗ thực hiện thủ tục thông quan bao gồm những bước như sau:

Bước 1: Đăng ký kiểm dịch thực vật

Bước 2: Làm thủ tục thông quan cần chứng từ một số giấy tờ
• Chứng nhận kiểm dịch thực vật;
• Tờ khai hải quan in từ phần mềm hệ thống;
• Hợp đồng mua bán;
• Hóa đơn thương mại;
• Vận đơn;
• Phiếu đóng hàng;
• Các giấy tờ đi kèm (VD như List các loại gỗ nhập: Tên, kích thước, …).

Bước 3: Xong xuôi tất cả thì chỉ cần xuống cảng lấy hàng về.
Về thủ tục tuy không quá phức tạp tuy nhiên đối với nhiều doanh nghiệp lần đầu nhập khẩu cũng gặp nhiều vướng mắc, vậy nên Công ty Luật VINY chúng tôi luôn sẵn lòng hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết vướng mắc về thủ tục hồ sơ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *