Tư vấn trình tự, thủ tục thành lập Công ty, Doanh nghiệp mới nhất

I. VÌ SAO NÊN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP, CÔNG TY?

Đối với mọi quốc gia, mọi đất nước, mọi thể chế thì “Doanh nghiệp”, hay nôm na “Công ty”, là mạch máu, là xương sống của cả nền kinh tế. Điều này chắc không cần phải giải thích thì mọi người ai ai cũng hiểu. Riêng đất nước Việt Nam là một trong những ngoại lệ của thế giới, vì đất nước phải trải qua thời kỳ phong kiến bế quan tỏa cảng quá lâu, tiếp sau đó lại là hai cuộc chiến tranh trường kỳ, tàn phá toàn bộ hoạt động của nền kinh tế. Vì vậy, kinh tế Việt Nam bị tụt hậu lại quá xa so với thế giới. Bằng chứng là đến tận những năm 2000 thì mô hình kinh doanh phổ biến nhất vẫn là kinh doanh cá thể, tự phát, nhỏ lẻ, chậm phát triển, chỉ mang tính mua đi bán lại chứ chưa phải là kinh doanh đúng nghĩa. Khi tính đến việc kinh doanh thì điều đầu tiên người dân nghĩ đến chỉ đơn thuần là mang tiền đi đầu tư, mua bán một loại hàng hóa nào đó với mục đích sinh lời chứ không phải “THÀNH LẬP MỘT DOANH NGHIỆP, MỘT CÔNG TY” hay xa hơn là xây dựng một mô hình kinh doanh vững chắc. Kể cả trong suy nghĩ của nhiều người thì doanh nghiệp hay công ty là một thứ quá phức tạp, quá xa vời, quá lớn, quá khó để quản lý, không cần thiết … nhưng thực tế thì đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm! Vậy, lợi ích của việc thành lập một doanh nghiệp, một công ty là gì?

1. Được hưởng các ưu đãi về thuế, các chính cho sách doanh nghiệp

Đối với chính sách về thuế cho các doanh nghiệp, công ty nói chung thì nếu doanh nghiệp, công ty hoạt động thua lỗ, đương nhiên nhà nước không bắt họ phải đóng thuế. Trường hợp doanh nghiệp, công ty làm ăn sinh lời thì nhà nước sẽ thu thuế nhưng sẽ được khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng một phần. Thực ra nếu doanh nghiệp, công ty hạch toán đầu vào/đầu ra rõ ràng thì các khoản thuế phải đóng chỉ là một phần nhỏ so với doanh thu, không lớn như suy nghĩ của nhiều người.

Nếu so sánh với hình thức hộ kinh doanh cá thể (hình thức sẽ sớm bị loại bỏ hoàn toàn) thì bạn sẽ bị áp mức thuế khoán cố định tính trên doanh thu từ các hoạt động kinh doanh và không cần biết bạn lời hay lỗ. Thậm trí, mức thuế khoán này sẽ ngày một tăng theo thời gian. Còn chưa kể đến việc bị các cơ quan quản lý thuê liên tục yêu cầu giải trình, làm rõ các khoản thu/chi, và vô số những bất cập từ khác phát sinh từ việc thanh kiểm tra của các cơ quan như quản lý thị trường, công an, …

2. Huy động vốn, chuyển nhượng vốn dễ dàng

Bạn kinh doanh thành công khi mà đồng tiền của bạn hoạt động không ngừng nghỉ, bạn tận dụng được những nguồn vốn như ngân hàng, bạn bè, các nhà đầu tư khác. Nhưng nếu bạn không phải là chủ một doanh nghiệp, một công ty thì việc huy động vốn này liệu có thành công? Mấy người dám tin vào một cá nhân bạn để đầu tư?

Ngoài ra, ở những khía cạnh khác, khi bạn kinh doanh không có lời, muốn chuyển hướng đầu tư, muốn thay đổi địa điểm kinh doanh thì liệu ở mô hình hộ kinh doanh cá thể bạn có chuyển nhượng, có “bán” được mô hình kinh doanh của bạn đi không? Câu trả lời là gần như không thể vì pháp luật doanh nghiệp Việt Nam chưa có, và cũng sẽ không xây dựng khung pháp lý cho việc này.

3. Nâng tầm hoạt động kinh doanh

Không có một lĩnh vực pháp luật nào mà được nhà nước quan tâm và quy định cụ thể, chi tiết, đầy đủ như pháp luật về doanh nghiệp. Vì vậy, chẳng có lý do gì mà bạn không sử dụng, tận dụng cả một hệ thống chặt chẽ này để quản lý mô hình kinh doanh của bạn cả. Giống như người viết một bài văn, điều đầu tiên khi bắt tay vào viết là phải có một ý tưởng, sau đó là phải xây dựng được một khung sườn bài viết rồi mới tiền hành viết. Nếu bạn đã có ý tưởng kinh doanh, còn khung sườn mô hình quản lý đã được pháp luật doanh nghiệp xây dựng sẵn thì chẳng có lý do gì mà bạn không thành lập ngay một doanh nghiệp, một công ty và đi kinh doanh ngay lập tức!

4. Thương hiệu

Chắc bạn gặp không ít trường hợp khi một người kinh doanh, một doanh nhân giới thiệu tên của họ thì đi kèm sau đó sẽ là tên doanh nghiệp, tên công ty của họ. Ví dụ như: Tôi là Nguyễn Văn A – Công ty Bắc Nam; Tôi là B bên Môi Trường; Tôi là C VinCoom; Tôi là D của XGroup … Những Công ty Bắc Nam, Môi Trường, Vincoom hay XGroup không phải là nickname của họ nữa mà đây chính là thương hiệu cá nhân của họ – Thứ mà họ xây dựng lên từ chính doanh nghiệp, công ty của họ.

Vì vậy, để công việc kinh doanh của bạn ngày một ổn định, lớn mạnh, phát triển chuyên nghiệp hơn thì không có lý do gì mà bạn không thành lập ngay một doanh nghiệp, một công ty!

II. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP, CÔNG TY

Trải qua rất nhiều lần cải cách thì hiện nay trình tự, thủ tục để thành lập ra một doanh nghiêp, công ty tương đối là hoàn thiện, sơ bộ sẽ gồm các bước sau:

Bước 1: Xác định rõ mô hình của doanh nghiệp, công ty

– Loại hình doanh nghiệp, công ty dự kiến hoạt động: Công ty cổ phần, Công ty TNHH, Công ty hơp danh …

– Tên gọi dự kiến là gì?

– Trụ sở và lĩnh vực ngành nghề dự kiến hoạt động?

– Những ai tham gia góp vốn, tỷ lệ vốn góp?

– Các chức danh quản lý như Chủ tịch HĐQT, Chủ tịch HĐTV, Giám đốc, Người đại diện theo pháp luật …

Bước 2: Hồ sơ thành lập doanh nghiệp, công ty

Thông thường, hồ sơ để thành lập sẽ phải có các giấy tờ sau: Đề nghị đăng ký doanh nghiệp (theo mẫu); Điều lệ; Danh sách thành viên; Giấy tờ về chứng thực cá nhân hoặc Quyết định thành lập …

Bước 3: Thủ tục sau thành lập

Sau khoảng từ 3-5 ngày làm việc, kể từ ngày hồ sơ thành lập hợp lệ, thì cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (thường gọi là Đăng ký kinh doanh).

Các công việc tiếp theo phải thực hiện là làm Thông báo mẫu dấu của doanh nghiệp, công ty; nộp thuế môn bài; và mua phần mềm để kê khai thuế qua điện tử; phát hành hóa đơn …

Sau các bước này thì doanh nghiệp, công ty của bạn chính thức có thể đi vào hoạt động!

One thought on “Tư vấn trình tự, thủ tục thành lập Công ty, Doanh nghiệp mới nhất

  1. Pingback: Dịch vụ thành lập doanh nghiệp, công ty tại Thanh Hóa - VINY - Vietnam Younger Lawyers

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *